Những tính năng của cây lô hội (cây nha đam) đã được khắp nơi trên thế giới biết đến.Chất trích từ cây lô hội hiện nay đang được sử dụng hầu như khắp nơi trên thế giới: dùng như nước trái cây, chế thuốc viên, thoa lên da và da đầu như một mỹ phẩm hay thuốc mỡ để trị bệnh

Tên gọi: Cây lô hội còn có các tên gọi khác như Lưu hội, Nha đam, Lưỡi hổ, Hổ Thiệt. Cây thuốc Nam trồng phổ biến ở Nam Trung Bộ

Cây lô hội (nha đam)

Đặc điểm của cây lô hội: Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc đỏ.

Thành phần có trong cây lô hội: Nước lô hội có chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, B12, C, E, axit follic và chất khoáng có lợi cho cơ thể như natri, sắt, canxi, đồng, mangan cùng với 19 loại axit amin khác, trong đó có 8 axit amin cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất.

Bộ phận dùng: Chất dịch đã cô đặc và sấy khô, đóng thành bánh, lấy từ lá cây Lô hội.

Thu hái: Cắt lá cây, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô.

Chất dịch nhầy có trong lô hội

Tác dụng của cây Lô Hội:

Nhựa thường dùng trị: Kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón; đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong.

Lá thường dùng trị: Ðau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà, trị sâu răng, viêm mủ da, vết chảy và bỏng, eczema.

Bài thuốc từ cây lô hôi:

– Bị chàm: Dùng lá Lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào chỗ bị giống như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được chà rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.

– Táo bón: Dùng lá Lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.

– Mụn nhọt: Dùng lá Lô hội tươi giã nát, đắp lên nơi có mụn nhọt.

– Bị mụn trứng cá: Dùng lá Lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị mụn trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.

– Viêm đại tràng mãn: Dùng 5 lá lô hội tươi bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml.

– Trị vết cháy và bỏng: Dùng lá Lô hội chiết dịch xoa tại chỗ. Lấy một lá (15-18cm) đun nước sôi, thêm đường dùng uống.

– Người bệnh tiểu đường: Dùng lá Lô hội 20g nấu lấy nước uống, cũng có thể uống sống.

– Đau đầu, chóng mặt: Dùng Lô hội 20g, hoa Đại 12g, lá Dâu 20g, đem nấu lấy nước uống hết trong ngày, chia 2-3 lần.

– Ăn uống khó tiêu: Dùng Lô hội 20g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, đem nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.

– Viêm loét tá tràng: Dùng Lô hội 20g, Dạ cẩm 20g, Nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2 – 3 lần uống.

– Bị bế kinh, đau bụng kinh: Dùng Lô hội 20g, Nghệ đen 12g, rễ củ Gai 20g, Tô mộc 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.

– Ho có đàm: Dùng lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, đem nấu lấy nước uống.

Lưu ý:

–  Đây là vị thuốc có độc, liều quá cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết người. Phụ nữ có thai, người bị tiêu chảy không dùng.

–  Gel lấy từ lá Lô hội được dùng để sản xuất nước uống bổ dưỡng, chế một số loại mỹ phẩm.

–  Cây dễ nhầm lẫn: Cây Lưỡi hổ (Sauropus rostratus Miq.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

mm

By Chủ Tịch Xã

Một người đơn giản, muốn mang những gì gần gũi thân yêu nhất đến mọi người...

Leave a Reply