aloe juice drop close up

– Lô hội (nha đam): Dùng 200gr lô hội tươi, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ gai, giã nát. Thêm 200ml nước chín ép lấy nước cốt uống trong ngày hoặc xay bằng máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày.

– Cây đậu bắp (mướp tây): Mỗi ngày dùng 500gr trái đậu bắp tươi hoặc 100gr cây khô, thái nhỏ nấu với 2 lít nước còn lại 1 lít. Uống cả ngày.

– Hạt trái trâm: Dùng trái trâm chín bóc bỏ vỏ, phơi khô, giã nát. Mỗi ngày dùng 100g. Nấu nước uống cả ngày.

– Bào ngư: Mỗi ngày dùng 200gr. Nấu nước uống cả ngày.

– Hoa đậu ván trắng 30gr + mộc nhĩ đen (nấm mèo) 30gr: Cả 2 vị phơi khô giòn (hay sấy khô). Tán bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10gr (2 muỗng cà phê) với nước chín.

– Dây khổ qua (mướp đắng) + ô rô + lô hội: Dùng dược liệu khô mỗi vị 20gr. Nấu nước uống cả ngày.

– Hạt me: Dùng 1kg hạt me chín bỏ vào chảo gang đổ ngập nước đun cho chín, tiếp tục đun cho cạn nước, tiếp tục sao cho khô, vàng thơm. Để nguội, tán bột mịn. Mỗi lần uống 10gr với nước chín. Ngày 3 lần, trước khi ăn.

– Táo đỏ 7 quả + kén tằm 7 con: Nấu nhừ với 1 lít nước sôi. Để nguội uống cả ngày.

– Cọng rau muống 60gr + râu ngô 30g: Rửa sạch nấu nước uống.

– Trị bệnh tiểu đường

Bạn chuẩn bị 50-100g đậu đũa, đem sắc với nước. Mỗi ngày dùng một thang, uống hết nước thì ăn đậu.

Dùng 500g rau cần tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và chiều.

Dùng 500g đậu Hòa Lan, giã nát, vắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa cốc.
Lấy mướp đắng phơi khô, giã thành thuốc bột, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 10g.

Lấy 50g hạt bí ngô, rang chín đem sắc với nước để uống.

Lưu ý: người mắc bệnh tiểu đường không được ăn dưa hấu, nếu không bệnh sẽ càng
nặng.

Nước ép hành tây

Dùng nước ép hành tây tươi sẽ giúp tuyến tụy sản xuất nhiều insulin để điều tiết lượng đường trong cơ thể. Nước ép hành tây rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 1.

Bạn có thể xoay nhuyễn một củ hành và gạn lọc lấy nước hoặc có thể cắt nhỏ một củ hành, ngâm trong một ly nước và uống mỗi ngày.

Các chuyên gia cho rằng lượng đường của một bệnh nhân tiểu đường sẽ giảm 50% nếu tiêu thụ 2 muỗng canh giấm táo trước mỗi bữa ăn. Giấm táo có tính chất tuyệt vời trong việc duy trì lượng đường trong cơ thể ngay lập tức sau bữa ăn.

Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua kích thích tuyến tụy, gan, lá lách và điều chỉnh lượng đường trong máu. Mướp đắng cũng giúp cải thiện sự hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước khổ qua tươi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Trà xanh

Các chất chống oxy hóa có trong trà xanh giúp làm giảm lượng đường, điều chỉnh nồng độ cholesterol trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong trà xanh còn có kali, vitamin C, flo, vitamin B và iốt, giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Cỏ cà ri (methi)

Vị đắng của hạt cỏ cà ri giúp chống lại nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiểu đường. Bạn có thể uống một muỗng canh bột cỏ cà ri vào mỗi buổi sáng hoặc ngâm hạt cỏ cà ri trong nước, giữ cho nó qua đêm và uống vào buổi sáng.

mm

By Chủ Tịch Xã

Một người đơn giản, muốn mang những gì gần gũi thân yêu nhất đến mọi người...

Leave a Reply