Bệnh lú lẫn là một chướng ngại công năng nhận biết có tính tiến triển, thuộc về bệnh suy thoái hệ thống thần kinh trung khu.

Công năng ghi nhớ, ngôn ngữ, không gian nhìn bị tổn hại ở những mức độ khác nhau, có biểu hiện là nhân cách khác thường, công năng nhận thức hạ thấp, thường kèm theo hành vi và tình cảm khác thường, khả năng sinh hoạt thường ngày, giao tiếp xã hội và công tác suy giảm.

1. Sức ghi nhớ hạ thấp: Ghi nhớ những việc gần đây hạ thấp là chủ yếu, thường cảm thấy “nhớ được ít nhưng lại quên nhanh”. Trong cuộc sống hằng ngày, khi hiện tượng “quên lấy các thứ” phát sinh, như ra phố mua các thứ, trả tiền rồi nhưng quên lấy hàng, khi nhớ ra lấy, đến nơi lại quên không nhớ ra là ra lấy cái gì; quên điện thoại vừa mới nhận xong, việc nhớ những tên người mới và ngày giờ rất khó khăn.

2. Mẫn cảm đa nghi: Do thường hay quên các thứ để ở đâu nên hoài nghi người này, người khác lấy đi mất các thứ của mình, cho rằng con bất hiếu, ghét bỏ nó, vứt bỏ không cần nó nữa. Có những người bệnh thường hay để các thứ quý giá của mình hết nơi này đến nơi khác.

3. Sức định hướng có trở ngại: Có biểu hiện là không biết ngày tháng năm, buổi sáng hay buổi chiều, ban ngày hay ban đêm, cũng không biết là mùa nào, quý nào, mình đang sống ở đâu, không nhận ra nhà mình, đặc biệt là sau khi dời đến nơi ở mới, ra khỏi cổng là quên lối về nhà, tìm không thấy nhà vệ sinh, không nhận biết người xung quanh, bạn đồng sự, thậm chí không nhận ra được người thân, hay thứ tự lớn nhỏ của các con trong nhà, nhận không rõ nam hay nữ, không nhận được mình ở trong gương, có khi còn đối thoại với mình ở trong gương, v.v…

4. Biến đổi về tính cách: Có những người bệnh tâm trạng không ổn định, dễ bị kích động, dễ cảm thấy bị thương tổn. Có những người bệnh tùy hứng, xung động, tự ti. Có những người bệnh trở nên hân hoan vui sướng, ba hoa khoác lác, nói huyên thuyên không nghỉ. Có những người bệnh lãnh đạm, không quan tâm đến những người, những việc ở xung quanh, thậm chí đối với những việc quan hệ đến lợi ích thiết thân của mình cũng không hề quan tâm.

5. Hành vi khác thường: Có những người bệnh suốt ngày ngồi không chẳng làm gì, đứng đâu cứ đứng đấy, ngồi đâu cứ ngồi đấy, ít nói, ít đi lại. Có người bệnh thì suốt ngày chẳng có việc gì nhưng cứ tỏ ra bận rộn suốt, thu dọn các thứ bỏ đi hoặc lặp đi lặp lại những động tác chẳng có ý nghĩa gì, cứ quanh quẩn một chỗ không có mục đích, đang đêm dậy hoạt động hoặc làm ồn ào, v.v… Có những người bệnh hành vi không chú ý giữ gìn, trộm cắp, dối trá, bạ đâu đại tiểu tiện đấy, thậm chí có khi thủ dâm ngay trước mặt mọi người.

Hiện nay phương pháp điều trị đối với bệnh lú lẫn tuổi già không nhiều, hiệu quả điều trị không cao, do đó, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn phát sinh những tai biến bất ngờ đối với người bệnh và sự chăm sóc cần thiết của người nhà hết sức quan trọng.

1. Đề phòng người bệnh đi lạc: Người bệnh mất khả năng nhận được đường về nhà, dễ phát sinh những tai biến bất ngờ đáng tiếc, nên phải tăng cường trông nom, quản lý sát sao, hạn chế những hoạt động khi ra khỏi nhà, tránh đi xa quá nhiều. Nếu có nhu cầu ra khỏi nhà, cần kẹp hoặc khâu tấm các vào áo người bệnh, ghi rõ tên tuổi, bệnh, địa chỉ gia đình, số điện thoại liên lạc, v.v… để nếu người bệnh bị lạc đường mọi người phát hiện đưa về nhà, hoặc báo người nhà đến đưa về.

2. Đề phòng tự làm thương tổn mình: Những năm gần đây, các trường hợp người già bị bệnh lú lẫn tự mình làm tổn hại đến bản thân hoặc tự sát xuất hiện ngày càng nhiều.

Nguyên nhân gồm 2 loại: Một là tâm lý mềm yếu, sau khi mất khả năng tự lo cho mình, không muốn tăng thêm gánh nặng cho người nhà, nên tìm đến cái chết. Hai là biểu hiện của trạng thái bệnh: tổ chức não trở nên thoái hóa, người bệnh sống trong sự chi phối của phiền muộn, ảo giác, tính toán ngông cuồng phát sinh, tự làm thương tổn. Người nhà cần gần gũi động viên kiên trì, quan tâm chiếu cố toàn diện, quan sát chặt chẽ, kịp thời loại trừ những nhân tố nguy hiểm người bệnh có thể làm hại đến bản thân và tự sát. Bảo quản tốt những dụng cụ sắc nhọn và thuốc trong nhà, v.v…

3. Đề phòng những sự cố bất trắc xảy ra đối với người bệnh: Có một số người già bị bệnh lú lẫn bị thêm cả bệnh tiểu đường, có triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, thường nhân lúc không có ai ở nhà tự mình nấu thức ăn, dễ bị thương do cháy, bỏng, nghiêm trọng hơn có thể gây nổ bình ga, hỏa hoạn, trúng độc. Vì người bệnh đã mất đi khả năng sống bình thường, do vậy cần phải có người trông nom cẩn thận.

4. Đề phòng trúng độc thuốc: Người bệnh lú l ẫn ở tuổi già phần nhiều có kèm theo các bệnh khác nữa, dùng thuốc tương đối đa dạng, nếu sử dụng không đúng dễ gây trúng độc, nhất là khi dùng thuốc chữa bệnh tim, nếu lượng dùng không đúng có thể dẫn đến đột tử, do vậy trong nhà cần phải có người biết dùng thành thạo các loại thuốc giúp người bệnh.

5. Đề phòng ngã bị gãy xương: Phần lớn người già bị bệnh lú l ẫn đều kèm theo những bệnh ở hệ thống mặt ngoài của cơ thể như bệnh giật cục (một bệnh thần kinh làm cơ bắp tay chân co giật như múa), bệnh co giật dạng xoắn vặn, bệnh tê liệt run rẩy, người bệnh đứng thẳng, đi lại khó khăn, trọng tâm thân thể không ổn định, hay bị ngã gãy xương, nên nền nhà, nền nhà tắm, nhà vê sinh không được nhẵn trơn, tốt nhất là lót tấm thảm hoặc tấm nhựa để phòng trơn trượt, đi lên xuống cầu thang, nhất thiết phải có người đi kèm.

(theo BS Ngô QuangThai)

mm

By Chủ Tịch Xã

Một người đơn giản, muốn mang những gì gần gũi thân yêu nhất đến mọi người...

Leave a Reply