Tác dụng chữa bệnh từ lá trầu không

Nhắc đến trầu không, người ta nghĩ ngay đến loại lá ăn kèm với cau và vôi, thức ăn vui gắn liền với nét văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, trầu không còn mang lại nhiều lợi ích hơn thế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác dụng chữa bệnh từ lá trầu không nhé, rất là bất ngờ đấy:

la trau khong

Theo nghiên cứu, trầu không chứa các tinh dầu thơm, có vị nồng, chủ yếu betel-phenol và chavicol, kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Những tinh dầu này có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các chủng vi khuẩn, nấm, các động vật nguyên sinh… Nhờ đó, trầu không mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe con người.

Giảm đau, sát trùng vết thương

Nhờ tính kháng sinh mạnh, trầu không có tác dụng giảm đau hiệu quả, kể cả ở vết thương hở hay sưng viêm bên trong. Với vết thương hở, giã nhỏ vài lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau; còn với nội thương, bạn có thể nhai, nuốt nước, nhã bã đi.

Đồng thời, nước vắt từ lá trầu không công hiệu trong sát trùng vết thương, giúp mau khô và nhanh lành. Nhưng, không nên rửa thường xuyên vì dễ dẫn đến khô da.

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết

Vì trầu không chứa nhiều tinh dầu, nên mỗi khi đau đầu do thay đổi thời tiết, bạn giã dập vài lá trầu không đã rửa sạch, lấy nước xoa bóp vào thái dương hoặc đỉnh đầu. Nhờ đó, cơn đau đầu sẽ được xoa dịu.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín

Khi bị ngứa hay viêm nhiễm vùng kín, bạn gái nên lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả. Nhưng lưu ý, đừng xông quá lâu và chỉ rửa bên ngoài, tránh tác dụng ngược lại.

Tốt cho răng, miệng

Nhai lá trầu không giúp chữa hôi miệng, đồng thời làm dịu cơn đau răng. Sau khi nhai, bạn nên đánh răng để tránh mùi nồng và lá trầu bám vào răng miệng.

Ngoài ra, súc miệng bằng nước trầu không đun sôi hàng ngày sẽ giữ được vệ sinh răng miệng, hơi thở thơm mát.

Chữa ho

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra.

Tùy vào triệu chứng ho mà áp dụng các bài thuốc chữa bằng trầu không khác nhau: Nếu bạn ho dai dẳng lâu ngày, nước lá trầu đun sôi cùng một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu; nếu ho hen, đắp lá trầu lên ngực.

Chữa nước ăn chân

Nước ăn chân có nguyên nhân từ nấm, mà trầu không có tính kháng sinh mạnh dễ dàng loại bỏ các chủng nấm. Để thoát khỏi cơn ngứa khó chịu, bạn lấy 8g lá trầu không, 50g lá ráy, thái nhỏ, rồi đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Bên cạnh đó, nhiều loại nấm sinh trưởng ở những vùng da thường xuyên bị ướt, cũng có thể điều trị bằng trầu không. Bạn chỉ cần giã nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên.

Chữa viêm họng

Tương tự, với tác dụng khánh viêm, sát khuẩn, trầu không cũng có khả năng làm dịu cơn đau họng do viêm.

Bạn lấy năm lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ, chắt lấy nước. Sau đó, bạn thêm mật ong vào phần nước chắt, rồi ngậm (có thể nuốt từ từ).

Đẩy lùi chứng chán ăn

Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân do lượng pH trong dạ dày bị mất cân bằng, làm giảm tiết ra các hormone tạo cảm giác đói. Bằng cách thải độc tố trong dạ dày ra ngoài, lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của độ pH. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày; nhờ đó, đẩy lùi chứng táo bón.

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bã khi bụng đang đói; hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội, để qua đêm, sau đó, uống vào ngày hôm sau khi bụng đói.

Khắc phục tình trạng khó tiêu

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

Tẩy vết chàm, trị nám

Lấy khoảng sáu lá trầu không, giã nát, chắt lấy nước cốt để bôi lên vết chàm ngày hai lần sáng và tối. Tính kháng sinh mạnh của trầu không sẽ giúp làm mờ vết chàm.

Tương tự, vết nám sẽ mờ dần chỉ với thoa lên mặt hỗn hợp lá trầu không xay nhuyễn. Cách làm cụ thể: đun sôi lá trầu không đã rửa sạch khoảng 30 phút, sau đó vớt ra ngoài xay nhuyễn cùng một chút nước luộc lá; tiếp tục một lần nữa đun sôi lá trầu không xay đó, cô lại thành keo hơi sệt để nguội, đậy kín bảo quản trong tủ lạnh.