Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải mái

Những nguyên nhân gây ra mất ngủ : Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ:

– Một là, do các bệnh về nội, ngoại khoa như đau dạ dày, sau phẫu thuật, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh đường hô hấp…).



– Hai là, do rối loạn tâm thần như trầm cảm, loạn thần, hoang tưởng, bệnh nhân phải dùng thuốc an thần kinh chống trầm cảm.

– Nguyên nhân thứ 3 phổ biến nhất: Do “stress” – Mất ngủ do tâm sinh lý rối loạn. Dạng mất ngủ này thường xảy ra do xúc cảm buồn, chán, thất vọng, thất bại trong công việc, căng thẳng, lo âu, xung đột trong gia đình, xã hội… Nhiều bệnh nhân mất ngủ do tâm sinh lý, dùng thuốc ngủ lúc đầu có hiệu quả, nhưng sau đó gặp rắc rối vì nghiện thuốc và tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mạn tính, dù dùng thuốc họ cũng ít khi ngủ được và trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng thêm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng thường gặp như: – Mất ngủ do dùng một số thuốc để chữa bệnh như: Lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần nên hệ thần kinh trung ương suy yếu, gây hội chứng mất ngủ. Loại thuốc thường gây ra tình trạng này là barbituric, benzodiazepin (Seduxen). Ngoài ra một số thuốc khác cũng gây mất ngủ như corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm.

– Vào tuổi mãn kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn). Ngoài ra, theo kết quả điều tra cho thấy những người mất ngủ, khó ngủ do căng thẳng thần kinh, stress có thể dùng những thực phẩm chức năng có thành phần từ rễ câu Nữ Lang, Trinh nữ hay củ Bình vôi. Theo dân gian thì kết quả sẽ rất tốt với người bệnh và không có hại cho sức khỏe.

Để được ngon giấc, các bậc cao niên cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây:

– Tránh mọi tác nhân kích thích: ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ không uống ruợu; sau 4 giờ chiều không hút thuốc lá (nếu bỏ thuốc lá, thuốc lào thì càng tốt), không uống cà phê; cũng không nên dùng các thức ăn, đồ uống có caffein trước khi đi ngủ.

– Tập luyện đều đặn, tốt nhất là tập vào cuối buổi chiều nhưng cần tránh tập các môn hoạt động thể lực mạnh sau 6 giờ chiều. Các bài tập như: đi bộ, xoa bóp, thư giãn rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ.

– Phòng ngủ phải yên tĩnh, ánh sáng thích hợp, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; không có gió lùa nhất là về mùa rét.

Một số liệu pháp giúp giấc ngủ ngon hơn ở người cao tuổi.

– Gõ ngón trỏ (gõ mạnh vừa phảI bằng mô đốt ngón 3) lên đầu lông mày hai bên, mỗi bên 30-60 lần. Xong vuốt nhẹ lông mày 2 bên từ đầu đến đuôi lông mày.

– Gãi chân tóc từ trán ra sau gáy trong 2-3 phút bằng 10 đầu ngón tay hoặc bằng lược.

– Xoa nóng 2 bàn chân. – Ngâm chân nước ấm 38-43oC trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần trước khi đi ngủ buổi tối. – Gối đậu đen rang nóng (theo Nam dược thần hiệu của Thiền sư Tuệ Tĩnh): rang nóng đậu đen, rồi cho vào gối, gốI suốt đêm.

– Hoa chuối 30g rửa sạch, thái nhỏ; Tim lợn một quả, rửa sạch, bổ tư ; xào chín với hoa chuối, ăn cả cái lẫn nước.

– Hoa thiên lý xào với tim lợn hoặc nấu canh với thịt nạc, ăn hàng ngày.

– Tâm sen 2-4g/ngày, hãm với nước sôi, uống thay trà. – Lá vông nem (chọn lá bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn; cũng có thể hãm trà 2-4g/ngày hoặc dùng dướI dạng cao lỏng (2-4g/ngày), uống trước khi đi ngủ buổi tối.

– Lạc tiên: lấy ngọn non, rửa sạch, luộc chín; ăn vào buổi chiều hoặc vài giờ trước khi đi ngủ buổi tối.

– Nước ép quả cà chua pha với mật ong, uống buổi tối. Nếu vẫn không cải thiện được giấc ngủ mới phải dùng thuốc. Theo khuyến cáo của các nhà lão khoa, các cụ chỉ nên dùng thuốc ngủ hay các thuốc an thần gây ngủ tân dược khi thật cần; và nên bắt đầu bằng một loại thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược như: mimosa, rotundin… sau mới dùng đến hóa dược như benzodiazepin, barbituric… và cũng chỉ nên sử dụng trong dăm bảy tối để tránh độc cho gan, thận và tránh lệ thuộc thuốc ngủ. Cũng nên kết hợp với thư giãn hoặc thở bụng (thở 4 thì: hít vào hết sức cho bụng phình lên tối đa ngừng vài giây thở ra hết tới khi bụng hóp lại hết cỡ thở ra)… tạo điều kiện đi vào giấc ngủ dễ dàng.

mm

By Chủ Tịch Xã

Một người đơn giản, muốn mang những gì gần gũi thân yêu nhất đến mọi người...

Leave a Reply